Hành vi của cha mẹ sẽ khiến tương lai con khó thành công

Thứ ba - 12/04/2022 23:59
Nuôi dạy con cái là một hành trình dài và cần bản thân cha mẹ phải thay đổi theo nếu muốn con mình thành đạt sau này. Nhiều bậc cha mẹ bối rối như thế này: Tại sao con mình trước kia thông minh như vậy, nhưng bây giờ lại kém thông minh?
Hành vi của cha mẹ sẽ khiến tương lai con khó thành công
Nếu trẻ ngày càng kém thông minh thì phần lớn liên quan đến những hành vi của cha mẹ. Cha mẹ đặt kỳ vọng rất cao vào con cái, nhưng trong cuộc sống, một số hành vi, thói quen vô tình đang “đánh cắp” chỉ số IQ của con mà không hề hay biết. Nếu cha mẹ có những hành vi này thì họ nên thay đổi.

“Dán nhãn” tiêu cực cho trẻ

Làm cho một đứa trẻ tự tin rất khó nhưng khiến nó trở nên tự ti lại dễ vô cùng. Cha mẹ áp đặt con cái một cách mù quáng và dán nhãn tiêu cực cho con sẽ chỉ khiến con rơi vào tình trạng tự phủ nhận chính mình. Bởi dù có giỏi giang hay cố gắng thế nào, trẻ cũng không nhận được sự công nhận từ những người thân của mình.

Hãy cho con trẻ sự đồng hành khi con cảm thấy chán nản, hãy ôm con thật ấm áp khi con thất vọng; Khi con tiến bộ, hãy khen ngợi con một cách chân thành. Chỉ có sự chấp thuận của cha mẹ mới có thể mang lại cho trẻ một nguồn sức mạnh vững chắc và sự tự tin để tiến về phía trước.

Hạn chế cho trẻ chơi đùa

Trên thực tế, không chỉ ở trường, trẻ còn tham gia vô số lớp dạy kèm vào cuối tuần. Thậm chí trong những kỳ nghỉ hè, cha mẹ vẫn đăng ký cho trẻ học thêm nhiều môn khác. Trong bối cảnh toàn xã hội đổ vào cuộc đua không ngừng, việc chơi đùa và thư giãn trở thành một sự xa xỉ đối với nhiều trẻ.

Không có gì sai khi hy vọng rằng con bạn sẽ thành công, nhưng việc gây áp lực quá lớn lên trẻ sẽ chỉ phản tác dụng. Việc vui chơi không phải lãng phí thời gian. Đây là hoạt động giúp bé hiểu hơn về thế giới xung quanh, tạo ra năng lượng tích cực và niềm hạnh phúc. Việc vui chơi rất quan trọng đối với trẻ em. Điều này không chỉ có thể nuôi dưỡng trí tò mò và khả năng sáng tạo mà còn rèn luyện sức khỏe cho trẻ.

Vui chơi là bản chất của trẻ em và chúng luôn tò mò về thế giới. Sự tò mò này thôi thúc trẻ liên tục thử và khám phá nhiều điều thú vị xung quanh, đây thực sự là quá trình học tập quan trọng nhất. Vui chơi, tương tác với bạn bè cũng giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp. Vui chơi còn có thể giải tỏa căng thẳng cho trẻ trong cuộc sống và học tập. Việc để trẻ tự do và thoải mái chơi đùa, điều đó giống như một chất xúc tác trong quá trình lớn lên, khơi dậy tiềm năng của trẻ.

Thường xuyên làm gián đoạn sự tập trung của trẻ

Khi trẻ học hoặc chơi, cha mẹ không nên can thiệp hay gián đoạn con thường xuyên. Thường xuyên ngắt lời trẻ không chỉ ảnh hưởng đến việc khám phá sở thích của trẻ mà còn làm tổn hại đến khả năng tập trung của trẻ. Khi con vui chơi, đừng quá lo lắng việc con đói hay khát. Khi con học, đừng liên tục nhắc nhở "con trả lời sai rồi", "viết chữ xấu quá". Bảo vệ khả năng tập trung của trẻ, xây dựng một thói quen tốt, có thể mang lại lợi ích cho trẻ đến khi trưởng thành.

Kìm nén cảm xúc của trẻ

Chúng ta thường nghĩ “khóc” là một cảm xúc tiêu cực, đồng nghĩa với sự cáu kỉnh, dễ bị tổn thương. Trên thực tế, tiếng khóc và tiếng cười của trẻ đều là biểu hiện của cảm xúc, không có sự phân biệt tốt xấu. Khóc là một cách để trẻ giải tỏa cảm xúc, những cảm xúc như thất vọng, bất bình, buồn bã, tức giận sẽ được giải phóng khi khóc. Nếu bị cấm đoán, cảm xúc bị đè nén sẽ không biến mất, nó sẽ tích tụ trong lòng, ngày càng mãnh liệt, cuối cùng bộc phát dưới hình thức mãnh liệt hơn.

Việc kìm nén cảm xúc khiến trẻ luôn cũng cảm thấy khó chịu. Giải phóng cảm sẽ giảm căng thẳng trong tâm trí trẻ, giúp chúng quay trở lại trạng thái vui vẻ một cách dễ dàng. Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con cái có tương lai rộng mở, xán lạn. Tuy nhiên, hành trình giáo dục con cái không hề dễ dàng. Nuôi dạy con cái là một hành trình dài và cần bản thân cha mẹ phải thay đổi theo nếu muốn con mình thành đạt sau này.

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây