Cha chết, mẹ có được tặng cho toàn bộ tài sản cho người khác không?

Thứ bảy - 12/02/2022 12:00
Đây là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm, bài viết dưới đây chúng tôi xin sẽ trả lời cho câu hỏi này. Mới quý bạn đọc tiếp tục theo dõi.
Phân chia di sản của người chết
Phân chia di sản của người chết
Quy định về tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân
 
Theo quy định tại điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Và trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
 
Như vậy, dù tài sản đó chỉ đứng tên vợ hoặc chồng thì vẫn được xem là tài sản chung của vợ chồng nếu tài sản đó hình thành trong thời kỳ hôn nhân và không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng.
 
Quyền và nghĩa vụ của các bên với tài sản chung
 
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.
Và việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
  • Bất động sản;
  • Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
  • Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Cũng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, khi ly hôn, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, tài sản chung sẽ được chia đôi có tính đến các yếu tố sau:
  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Từ các quy định nói trên có thể thấy, vợ chồng đều có quyền ngang nhau với tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản khác được nhập vào làm tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Và theo quy định thì mỗi người sẽ được hưởng ½ phần tài sản chung trong trường hợp ly hôn hoặc khi một trong hai người đó chết.
 
Vậy, khi một bên chết thì tài sản sẽ được phân chia như thế nào?

Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp khi một bên chết thì phần di sản là tài sản của người này sẽ được phân chia theo 02 hình thức là: thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Trong bài viết này chúng ta chỉ xét đến trường hợp người chết không để lại di chúc, tức là phần di sản của người này sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Như vậy, khi cha hoặc mẹ chết thì phần tài sản của người này (tạm tính là ½ trong khối tài sản chung) sẽ được chia đều cho những người thuộc hành thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Và cha hoặc mẹ là người còn sống chỉ có quyền định đoạt (chuyển nhượng, tặng cho) đối với phần tài sản thuộc sở hữu của mình mà không có quyền định đoạt phần tài sản của người đã chết.
 
Nếu người còn sống vẫn cố tình chuyển nhượng/tặng cho toàn bộ tài sản thì hậu quả sẽ như thế nào?
 
Theo quy định tại điều 168 Luật đất đai 2013 thì
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khi người chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng mà vẫn chuyển nhượng thì vi phạm các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tại điều 117 Bộ luật dân sự 2015, vì vậy hợp đồng này sẽ bị vô hiệu.
 
Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu sẽ là:
  • Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
  • Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  • Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Có thể thấy, nếu người cha hoặc mẹ còn sống mà tự ý chuyển nhượng/tặng cho toàn bộ tài sản cho người khác mà không được sự đồng ý của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người đã chết thì hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho đó không có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm giao kết.
 
Vậy, hợp đồng có đương nhiên vô hiệu không và những người còn lại cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
 
Hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho đó sẽ không đương nhiên vô hiệu mà phải có một bên khởi kiện đến Toà án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu và yêu cầu chia di sản thừa kế của người đã chết theo quy định của pháp luật.
 
Người khởi kiện có thể là một hoặc tất cả những người thuộc hàng thứa kế thứ nhất theo quy định nói trên.
 
Như vậy, khi cha hoặc mẹ chết mà không để lại di chúc, thì phần tài sản của người đã chết được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người cha hoặc mẹ còn sống không có quyền tặng cho/chuyển nhượng phần tài sản của người đã chết cho người khác mà không được sự đồng ý của những người còn lại. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí – Hotline: 0981 818 805.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây