CÔNG TY TNHH LUẬT DÂN TRÍ - TƯ VẤN HÔN NHÂN - THỦ TỤC ĐẤT ĐAI - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - TRANH CHẤP DÂN SỰ - HÌNH SỰ - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU - LAO ĐỘNG - THỪA KẾ - Luật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - HìLuật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - Hình sự - Hôn nhân
Cách trả thù "tàn nhẫn" là phải khiến bản thân lớn mạnh hơn
Thứ bảy - 25/09/2021 13:50
Chúng ta thường ghi hận kẻ địch của mình. Nhưng bạn có biết, kẻ địch lại chính là người có thể đánh thức tiềm năng và trở thành quý nhân của bạn?
Đừng làm “thánh nhân” với kẻ khác mà độc ác với chính mình, đó thực sự là việc cực kỳ ngu ngốc. Cứ mải mê đối xử tốt với người lạ rồi đối xử tệ với bản thân, chúng ta đang làm gì cuộc đời chính mình vậy?
Kỳ thực trên đời này có rất nhiều người sống cực kỳ mâu thuẫn. Họ muốn làm người tốt, nhưng lại không đối tốt với chính mình. Đôi khi, vì người ngoài họ có thể làm tất cả, hi sinh rất nhiều, nhưng lại chẳng chịu bỏ chút tâm huyết nào vào bản thân. Vì quá tốt bụng cho nên hỏi điều gì, họ đều có thể giúp. Vì dễ mềm lòng cho nên gặp chuyện gì, họ cũng thông cảm. Người khác cần gì, họ luôn sẵn sàng cho đi. Người khác nói gì, họ cũng luôn sẵn lòng tin tưởng. Những người như vậy luôn luôn suy nghĩ cho mọi người xung quanh nhiều đến nỗi quên mất cả bản thân mình là thế, nhưng thật sự có mấy ai sẽ là người suy nghĩ cho họ?
Họ chỉ luôn quan tâm sống như thế nào với những người chung quanh từ người trong gia đình, ngoài xã hội, ở nơi làm việc, nơi công cộng... Khi có ai đó phạm sai lầm, ta cân nhắc rất lâu rồi mới bày tỏ sự góp ý để thể hiện sự tôn trọng người ấy hoặc sẵn sàng vui vẻ bỏ qua mọi việc khi họ tỏ thái độ ăn năn. Nhưng điều kỳ lạ là chúng ta thường không làm như thế với chính bản thân mình. Mỗi khi phạm phải một sai lầm, chúng ta thường suy nghĩ về sai lầm đó, và nếu có dẫn đến những thiệt hại nhất định cho bản thân hoặc người chung quanh, chúng ta càng ray rứt nhiều hơn.
Biết tự trách mình là yếu tố cần thiết đầu tiên để tự hoàn thiện. Vấn đề là chúng ta thường hay đi đến chỗ quá khắt khe với bản thân mình. Nếu tự xét lại, đôi khi chúng ta tự nghiêm trọng hóa vấn đề vì cảm giác tội lỗi và thiếu hoàn thiện của bản thân. Chúng ta tha thứ cho cái sai của kẻ xung quanh nhưng lại đay nghiến sai sót của chính mình thì không khác gì làm thánh nhân với người khác nhưng độc ác với bản thân.
Chúng ta phải biết rằng, không phải bất cứ ai trên đời này đều có lòng biết ơn và tinh thần đền ơn đáp nghĩa sau khi được người khác giúp đỡ. Có kẻ quen thói dựa dẫm, có kẻ thì quen được nuông chiều, cũng như có người chỉ nhận ơn không nhớ ơn, lại càng có người "ăn cháo đá bát", "qua cầu rút ván" là chuyện bình thường. Sự tốt bụng của chúng ta đôi khi chỉ làm cho căn bệnh dựa dẫm và ỷ lại của họ ngày càng nghiêm trọng hơn. Bạn càng dễ mềm lòng, bạn lại càng trở thành "đồng phạm" dung túng cho thói xấu của những người xung quanh.
Ở đây, tốt bụng không phải điều gì sai trái nhưng nhất định phải biết bản thân nên dành sự tốt bụng cho ai mới là đúng đắn nhất. Sự giúp đỡ sẽ vẹn nguyên giá trị nhất khi được trao cho những người biết ơn và nhớ ơn, chứ trao cho kiểu tiểu nhân "nuôi ong tay áo", họ chỉ thản nhiên đánh cắp mật ngon rồi quay lưng bỏ đi mà không hề đoái hoài đến người đã hỗ trợ mình.
Vì thế, trước khi suy nghĩ cho người khác, hãy nghĩ về bản thân đầu tiên. Sự tốt bụng của bạn không phải yếu đuối, sự mềm lòng của bạn không phải nhún nhường nhẫn nhịn. Đừng để người ta muốn gì cũng cho, bảo gì cũng nghe và yêu cầu gì cũng đáp ứng. Có lần một sẽ có lần hai, sau nhiều lần lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, người khác sẽ coi sự giúp đỡ của bạn là chuyện đương nhiên. Khi họ có việc khó khăn, họ đương nhiên sẽ tìm bạn giúp đỡ. Nhưng khi bạn rơi vào cảnh khốn khổ, họ lại không có nghĩa vụ phải trả ơn.
Trong xã hội ngày càng nhiều mặt tối, rất nhiều người sống giả dối và vô ơn nhưng cũng không ít người sống thật sự tình cảm và chân thành. Đó mới là đối tượng mà chúng ta nên suy nghĩ vì họ, nên thông cảm cho họ và nên giúp đỡ họ khi cần thiết. Họ nhận được tình cảm chân thành bao nhiêu thì sẽ quý trọng và trả giá bằng một tấm lòng chân thành bấy nhiêu. Chỉ những người như vậy mới có thể trở thành bạn bè, trở thành quý nhân phù trợ ta đi qua gian khó. Khi gặp gian khổ mới biết ai là người tri kỷ có thể dựa dẫm. Khi gặp hoạn nạn mới hiểu ra ai là người tin tưởng có thể trông mong. Bạn tốt khó cầu, tri kỷ khó kiếm. Chính vì vậy, từ đó về sau, có kết giao cũng phải kết giao với những người biết suy nghĩ cho mình nhưng không bao giờ quên người khác, còn quý trọng cũng phải quý trọng những người tri ơn báo đáp, ăn tám lạng biết trả nửa cân.
Hiện nay, có nhiều người dù đã có gia đình riêng, nhưng vẫn "cặp bồ", nhiều người bị đánh ghen, bôi xấu trên mạng xã hội, song tình trạng này vẫn diễn...
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...