Kinh tế thế giới đối mặt với tăng trưởng âm

Thứ sáu - 13/03/2020 14:57
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, kinh tế thế giới đang hứng chịu thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra, đồng thời cảnh báo kinh tế toàn cầu có nguy cơ đối mặt với tăng trưởng âm trong năm 2020.
Kinh tế thế giới đối mặt với tăng trưởng âm
Cần phản ứng nhanh
 
Theo bà Georgieva, những tổn thất do dịch Covid-19 gây ra cho kinh tế toàn cầu trong năm 2020 thậm chí có thể nặng hơn cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và sẽ đòi hỏi một cách phản ứng chưa từng có tiền lệ.
 
Trong thông báo gửi tới bộ trưởng tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), bà Georgieva đã kêu gọi các nền kinh tế phát triển viện trợ thêm cho các nước có thu nhập thấp và IMF “sẵn sàng huy động toàn bộ khoản cho vay trị giá 1.000 tỷ USD để chống dịch Covid-19”.
 
Gần 80 quốc gia đã đề nghị IMF viện trợ khẩn cấp để đối phó dịch Covid-19. Trong bối cảnh ngày càng nhiều nước đối mặt với nguy cơ đóng cửa hàng loạt, bà Georgieva cảnh báo sẽ cuộc suy thoái ít nhất là tồi tệ như một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hoặc thậm chí còn tồi tệ hơn”.
 
Trong khi đó, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), ông Angel Gurria khẳng định, sự phối hợp này thậm chí phải lớn hơn Kế hoạch Marshall tái thiết châu Âu sau Thế chiến II.
 
Ông Gurria nhấn mạnh, suy thoái toàn cầu đang có nguy cơ xảy ra ngay trong 6 tháng đầu năm 2020 và nếu không hành động ngay từ bây giờ thì không thể tránh được kịch bản tồi tệ này. Chỉ có nỗ lực quốc tế tổng thể, tin cậy mới có thể giúp thế giới đối phó với tình trạng hiện nay, hướng tới một giải pháp bước đệm cho cú sốc kinh tế và mở đường cho hướng phục hồi.
 
Hợp tác ứng phó
 
Tại châu Âu - tâm điểm của dịch Covid-19, trong kỳ họp trực tuyến vừa diễn ra, nhóm bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) đồng ý đình chỉ các quy tắc nghiêm ngặt về quản lý thâm hụt công của khối và lần đầu tiên trong lịch sử cho phép các quốc gia thành viên tự do chi tiêu để giải quyết những tác động của dịch.
 
Pháp và Bỉ cũng đã bỏ qua các quy định của EU khi thông báo hàng chục tỷ EUR tiền bổ sung chống dịch, vốn đang làm ngưng trệ nền kinh tế của các nước này.
 
Nước Đức, thường rất chặt chẽ về cân bằng ngân sách, thông báo dành 156 tỷ EUR cho các khoản vay mới nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã công bố gói kích thích tiền tệ trị giá 750 tỷ EUR để trấn an thị trường và giải phóng các ngân hàng với khoản cho vay 1.800 tỷ EUR.
 
Tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đề xuất với các đồng nghiệp về việc kích hoạt “điều khoản đoàn kết” trong các hiệp ước EU nhằm chống lại khủng hoảng do dịch Covid-19. Mục đích của việc kích hoạt điều khoản tăng cường phản ứng của EU đối với sự lây lan của dịch thông qua các biện pháp cụ thể, cung cấp năng lực vật chất và con người trong EU. Điều khoản đoàn kết thuộc Hiệp ước về chức năng của Liên minh châu Âu. Mục tiêu của nó là đảm bảo EU nói chung hỗ trợ đối với các quốc gia thành viên nhanh chóng, hiệu quả và nhất quán trong trường hợp xảy ra các cuộc tấn công khủng bố và thiên tai.
 
Trong diễn biến khác, số ca nhiễm Covid-19 tại châu Âu đã vượt 200.000 người với 10.732 người tử vong; xếp thứ hai là châu Á với 98.748 ca nhiễm và 3.570 ca tử vong. Tại Thái Lan, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha thông báo chính phủ nước này sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp và đưa ra những biện pháp mới để đối phó dịch Covid-19.
 
Bộ Y tế Lào thông báo 2 ca mắc Covid-19 đầu tiên. Ủy ban Olympic quốc tế tuyên bố Olympic Tokyo 2020 sẽ được hoãn sang năm 2021. Chính phủ Ấn Độ ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc trong vòng 21 ngày, kể từ đêm 24-3 nhằm chống lại sự lây lan của dịch Covid-19.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây