NÊN LÀM GÌ KHI CÓ NGƯỜI THÂN BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM?

Thứ sáu - 20/11/2020 13:40
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ nói về quy định của pháp luật trong trường hợp người bị TẠM GIỮ, TẠM GIAM; quyền và nghĩa vụ của những người đang bị tam giữ, tạm giam và cách tốt nhất để bảo vệ cho những người đang bị tạm giữ, tạm giam.
NÊN LÀM GÌ KHI CÓ NGƯỜI THÂN BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM?

* Các trường hợp bị tạm giữ:

 “Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ”.

Trong đó:

- Phạm tội quả tang là: “Người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”.

- Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thuộc các đối tượng sau:

+ Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

+ Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

* Các trường hợp bị tam giam:

- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

+ Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

+ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

+ Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

+ Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

+ Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này….

Vậy, người bị tạm giữ, tạm giam thì họ có những quyền và nghĩa vụ gì:

- Đối với những người bị tạm giữ:

+ Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

+ Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

- Đối với người bị tạm giam:

+ Trong hoạt động hỏi cung, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS), bị can, bị cáo “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” (Điều 60, Điều 61). Quy định về việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động lấy lời khai, hỏi cung và trước khi hỏi cung, cơ quan điều tra (CQĐT) phải thông báo thời gian, địa điểm hỏi cung cho người bào chữa, kiểm sát viên (KSV) biết để tham gia (Điều 183, BLTTHS).

+ Tại các điều từ 207 đến 222 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, quy định người bị tạm giam quyền yêu cầu trưng cầu giám định, định giá lại để không bị thiệt hại.

+ Theo quy định từ Điều 201 đến Điều 204 BLTTHS năm 2015, hoạt động khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra phải có sự tham gia của KSV; CQĐT phải lập biên bản, chụp bản ảnh, lập biên bản lưu giữ đầy đủ dấu vết, mô tả dấu vết, để bảo đảm quyền cho người bị tạm giam khi xem xét lại các tình tiết mình bị buộc tội.

Ngoài ra quyền của những người đang bị tam giam, bị can, bị cáo còn được quy định tại các điều 189, 190, 191,…BLTTHS.

Qua quá trình xác minh, điều tra của cơ quan điều tra, thì tùy trường hợp mà những người đó có thể được trả tự do, hoặc tiếp tục bị tam giữ, tạm giam để khởi tố vụ án, khởi tố bị can….

Thông thường thì với những người không có nhiều như kiến thức về luật pháp, không có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng thì sẽ bị lúng túng, hoang mang vì không biết phải làm những gì, làm như thế nào để bảo đảm tốt nhất về quyền lợi, để giúp đỡ cho người thân thích của mình.

Tuy nhiên, theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người bị tạm giữ, tạm giam có quyền “TỰ BÀO CHỮA, NHỜ NGƯỜI BÀO CHỮA”.

Người bào chữa được định nghĩa là: Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý...(điều 72 BLTTHS).

Và khi đã tham gia với tư cách là người bào chữa thì họ được thực hiện các quyền sau:

  • Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  • Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
  • Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
  • Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
  • Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;...

Và “Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ...”

Như vậy, khi có người thân bị tam giữ, tạm giam thì tốt nhất bạn nên liên hệ với những người có kiến thức pháp luật vững chắc, có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng như: Luật sư, Bào chữa viên nhân dân, những người hiểu biết về pháp luật.... để được tư vấn và giúp đỡ, bởi những người này sẽ biết cách để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Thân chủ – Những người bị tạm giữ, tạm giam một cách tốt nhất; tránh tâm lý hoang mang, lo sợ không đáng có cho người đang bị tạm giữ, tạm giam, cho chính bạn,và những người thân khác.

► Để được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây