Luật số 42 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2019 với các điểm liên quan đến Sở hữu trí tuệ cần lưu ý như sau:
1. Tính mới và trình độ sáng tạo của sáng chế
Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu đơn đăng ký được nộp trong vòng 12 tháng tại Việt Nam kể từ ngày:
i. được người có quyền đăng ký hoặc người có được thông tin về sáng chế bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
ii. được bộc lộ bởi cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp không đúng quy định;
iii. do người không có quyền đăng ký nộp.
Quy định mới của Luật số 42 đã kéo dài thời gian nộp đơn đăng ký sáng chế không bị coi là mất tính mới từ 6 tháng lên 12 tháng và quy định phạm vi đối tượng nộp đơn đăng ký rộng hơn so với quy định cũ của Luật Sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, Luật số 42 còn bổ sung quy định giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ trong các trường hợp trên sẽ không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.
2. Hiệu lực của Hợp đồng sử dụng Nhãn hiệu (“Hợp đồng Li-xăng”)
Kể từ ngày 14/01/2019, Hợp đồng Li-xăng giữa các bên không cần phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ mà vẫn sẽ có hiệu lực pháp lý đối với bên thứ ba.
3. Nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu
Trường hợp có tranh chấp phát sinh do bên thứ ba yêu cầu chấm dứt văn bằng bảo hộ vì nhãn hiệu không được sử dụng trong năm (05) năm liên tiếp thì việc bên nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu theo Hợp đồng Li-xăng vẫn được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu chủ sở hữu nhãn hiệu.
4. Quyền tự bảo vệ
Luật số 42 quy định tổ chức/ cá nhân là đối tượng của hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu) có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra (bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư).
Ngoài ra còn có những quy định được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Tên gọi, chỉ dẫn là tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý ;
2. Từ chối hoặc hủy bỏ chỉ dẫn địa lý do “có khả năng gây nhầm lẫn” thay vì “sẽ gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam ;
3. Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới dạng giấy hoặc dạng điện tử theo hệ thông nộp đơn trực tuyến ;
4. Bổ sung quy định về Đề nghị quốc tế và xử lý đơn Đề nghị quốc tế để bảo hộ chỉ dẫn địa lý ;
5. Các thiệt hại về vật chất có thể được xác định do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật.
Ý kiến bạn đọc
Th.08
15
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...
Th.08
14
Khi vi phạm về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, người cho vay có thể đối mặt với hình phạt tiền, cải tạo không giam giữa hoặc phạt tù.
Th.08
12
Thời gian gần đây, nổi lên vài vụ tranh chấp về việc vay nợ. Sự việc xảy ra tranh chấp khi bên nói có, bên nói không về sự tồn tại của việc cho vay...
Th.08
11
Theo Quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 01/12/2023, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà...
Th.08
10
Hành vi đánh bạc online (đánh bạc qua mạng) có thể bị phạt tù đến 7 năm, đồng thời có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là phạt tiền đến 50...
Th.08
09
Cục Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT - Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu "DAI HAI PETROL GAS" cho Công ty Cổ phần Hải Dương Gas nhưng 2 năm sau, cơ quan này...