Các bước để thành lập và đưa một doanh nghiệp mới vào hoạt động

Thứ hai - 22/02/2021 15:31
Để một doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động bình thường (theo quy định của pháp luật) cần tiền hành các bước sau:
Các bước để thành lập và đưa một doanh nghiệp mới vào hoạt động

Bước 1:  Thành lập doanh nghiệp.

Để có được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hay giấy phép) trước tiên bạn phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mong muốn, tình hình cũng như định hướng phát triển của mình. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay là:

+ Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân…

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Có tư cách pháp nhân, do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sỡ hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty…

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:  là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có số lượng thành viên không vượt quá 50 người và các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp…

+ Công ty cổ phần: Phải có ít nhất 3 cổ đông; vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông công ty cổ phần…

+ Hoặc dưới dạng thành lập hộ kinh doanh cá thể: là cá nhân hoặc hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh.

Tiếp đó bạn phải xác định được các nghành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động; địa chỉ trụ sở; vốn điều lệ; ai là chủ sở hữu (hoặc các thành viên, cổ đông); ai là đại diện theo pháp luật (là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tại, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật)….

 Và nộp hồ sơ tại sở Kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở ⇒ có giấy phép.

Bước 2: Tiến hành khắc dấu tại những tổ chức có chức năng khắc dấu (con dấu của doanh nghiệp)

Bước 3: Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở. Hiện nay hồ sơ khai thuế ban đầu chủ yếu là được thực hiện qua mạng điện tử, một số cơ quan thuế ở một số nơi còn yêu cầu cả nộp hồ sơ giấy; để làm hồ sơ khai thuế qua mạng bạn buộc phải có Token (Chữ ký số có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi đóng trên ban giấy) của các doanh nghiệp chuyên cung cấp chữ ký số. Chữ ký số này không chỉ để sử dụng cho khai thuế ban đầu mà còn dùng để khai thuế, báo cáo theo tháng, theo quý, hàng năm của doanh nghiệp trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động.

Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng với mục đích nộp thuế (nộp thuế điện tử) và thực hiện các giao dịch của doanh nghiệp.

Bước 5: Đăng ký sử dụng hóa đơn.

Đối với những công ty có hoạt động các nghành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp còn phải xin các loại giấy phép tương ứng trước khi đi vào hoạt động chính thức.

♦ Việc thành lập các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hoặc có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp vốn Chúng tôi sẽ đề cập ở bài viết sau.

⇒ Nếu cần tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với Chúng tôi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây